Luân Xa luôn tồn tại trong cơ thể con người và đã được biết tới từ hàng ngàn năm nay. Tuy nhiên về tác dụng chữa bệnh của việc khai mở Luân Xa thì chưa thực sự được phổ biến rộng rãi. Theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung chính
Luân Xa là gì?
Luân Xa trong tiếng Phạn gọi là Chakra có nghĩa là những vòng tròn hoặc bánh xe (chúng được lấy từ khái niệm bên Phật giáo là những bánh xe luân hồi). Theo Y học cổ truyền Ấn Độ, Luân xa là những trung tâm năng lượng có thể xoay tròn và hấp thu những dòng năng lượng chảy vào trong cơ thể. Những dòng năng lượng này là năng lượng chúng ta tự thân tích lũy được thông qua quá trình hoạt động, xoay những bánh xe này.
Luân xa vẫn luôn tồn tại và hoạt động trong cơ thể tuy nhiên không phải lúc nào chúng cũng hoạt động một cách thông suốt nhịp nhàng. Nếu chúng bị ách tắc, chưa được khai thông hoặc hoạt động quá mức thì đều tác động tiêu cực tới sức khỏe cũng như tâm sinh lý của chúng ta.
Phân loại và vị trí của Luân Xa?
Nhắc đến Luân Xa, có thể nhiều người thấy xa lạ. Vậy có thể hiểu đơn giản, Luân Xa là những huyệt đạo có năng lượng sinh học lớn nhất, quan trọng nhất của cơ thể. Có tổng cộng 7 Luân Xa phân bố dọc cột sống của cơ thể và chiếm giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, bao gồm:
- Luân xa 1 có tên gọi là Muladhara, nằm tại huyệt Hội Âm (nằm giữa hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài). Muladhara tạo thành nền tảng cho sự sống. Nếu nó hoạt động yếu sẽ khiến con người trở nên bạc nhược, trầm uất, nặng hơn có thể gặp tình trạng hôn mê.
- Luân xa 2 có tên gọi là Swadhisthana, nằm tại huyệt Trường Cường (giữa hậu môn và xương cụt). Swadhisthana phụ trách tuyến sinh dục. Nếu nó hoạt động mất cân bằng có thể gặp các bệnh lý như lãnh cảm, liệt dương, vô sinh, đau lưng,…
- Luân xa 3 có tên gọi là Manipura, nằm tại huyệt Mệnh Môn (nằm trên cột sống ngang thắt lưng),. Manipura phụ trách hoạt động của tuyến tụy, gan, mật. Nếu nó hoạt động mất cân bằng có thể gặp các bệnh lý đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, bệnh đường ruột, táo bón,…
- Luân xa 4 có tên gọi là Anahata, nằm tại huyệt Thần Đạo (nằm trên cột sống ngang với mỏ ác). Anahata phụ trách hoạt động của hệ tuyền hoàn, tim. Nếu nó hoạt động mất cân bằng có thể gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, tuần hoàn huyết dịch,…
- Luân xa 5 có tên gọi là Vishuddha, nằm tại huyệt Đại Chùy (nằm trên cột sống ngang vai). Vishuddha phụ trách hoạt động của tuyến Giáp, phế quản, phổi, Mũi, Họng,… Nếu nó hoạt động mất cân bằng có thể gặp các bệnh như amiđan, bướu, khan tiếng, mất tiếng, hen suyễn, ho, ung thư phổi, đau nhức bả vai, dị ứng thời tiết, cảm cúm, nhức đầu, viêm mũi,…
- Luân xa 6 có tên gọi là AJNA, nằm tại huyệt Thiên Mục (nằm ở giữa trán). AJNA phụ trách hoạt động tuyến Yên, não dưới, Mắt trái, Tai, Mũi, Hệ thần kinh. Nếu nó hoạt động mất cân bằng có thể gặp các bệnh như tê liệt thần kinh mặt, các bệnh về mắt, cổ, rối loạn thần kinh,…
- Luân xa 7 có tên gọi là Sahasrara, nằm trên huyệt Bách Hội (đỉnh đầu). Sahasrara phụ trách hoạt động của tuyến Tùng, mắt phải, não trên. Khi nó hoạt động mất cân bằng có thể gặp các bệnh như đau mắt, đau đầu, rối loạn tiền đình, động kinh,…
Mở Luân Xa có tác dụng gì?
Có rất nhiều thuyết giải thích về Luân Xa trong đó có hai thuyết có vẻ khoa học hơn cả. Thứ nhất, việc khai mở Luân Xa là khai mở các tuyến nội tiết trong cơ thể. Các tuyến nội tiết trong cơ thể lần lượt là: tuyến sinh dục, tuyến tụy, tuyến thượng thận, tuyến ức, tuyến giáp, tuyến tùng, tuyến yên ứng với 7 Luân Xa từ thấp đến cao. Các tuyến nội tiết này chi phối gần như toàn bộ các quá trình hoạt động sinh lý trong cơ thể. Việc khai mở, điều hòa các tuyến nội tiết này sẽ giúp cân bằng được mọi hoạt động sống của cơ thể từ đó có thể tự làm chủ bản thân và tự chữa bệnh.
Bên cạnh đó mở Luân Xa còn giúp khai thông hệ thống thần kinh từ não xuống tủy cùng bao gồm hệ thần kinh chi phối hoạt động cấp cao như tư duy, suy nghĩ, hệ thần kinh vận động, hệ thần kinh thực vật. Khi các hệ thống thần kinh này được khai thông đạt hiệu quả cao, cơ thể có thể tự mình điều chỉnh hệ thần kinh thực vật cũng như có thể chỉ huy thần kinh cao cấp làm theo ý mình muốn.
Thứ hai, theo phương Đông, Luân Xa thực chất là các huyệt đạo lớn trong số hàng nghìn huyệt trên cơ thể. Khai mở Luân Xa cũng chính là khai mở các huyệt đạo này giúp lưu thông khí huyết, cân bằng âm dương từ đó mang đến tác dụng chữa bệnh.
Cách khai mở Luân Xa
Luân Xa có thể được khai mở bẩm sinh hoặc qua quá trình luyện tập. Ở mỗi người, độ mở, mức độ mở của Luân Xa cũng rất khác nhau. Hiện nay trong các phương pháp tập luyện để mở Luân Xa thì phương pháp tập luyện với con lăn nhiệt HecQuyn là phương pháp đơn giản, hiệu quả được nhiều người tập luyện nhất.
Nguyên lý phương pháp luyện tập với con lăn nhiệt HECQUYN rất đơn giản dựa trên cơ sở khoa học về nguyên lý Y học cổ truyền ví dụ như day, bấm các huyệt dọc sống lưng từ gáy đến bàn chân. Lúc đó, trọng lực cùng với năng lượng nhiệt (từ đá thạch anh có tính chất chữa bệnh) trực tiếp tác động lên da, gân, cơ, xương, khớp, các đám rối thần kinh, hàng trăm huyệt đạo hệ thần kinh tự chủ, hệ kinh lạc trên diện rộng của cơ thể giúp khai mở các Luân Xa dọc từ đỉnh đầu đến xương cùng, giải phóng sự chèn ép, khí huyết lưu thông, chuyển hoá cân bằng, đẩy lùi bệnh tật đồng thời chống lão hóa.
Con lăn nhiệt HecQuyn không chỉ là dụng cụ giúp khai mở luân xa mà nó còn là một thiết bị y tế đặc biệt chăm sóc sức khỏe cột sống lưng và nâng cao sức khỏe toàn thân. Tuy nhiên để có thể thành công khai mở Luân Xa và nâng cao trí lực, người tập cần kiên trì dành ra mỗi ngày 30 phút luyện tập. Và trong quá trình tập luyện, nên kết hợp cùng âm nhạc, đảm bảo cơ thể luôn thả lỏng để có thể thu nạp tối đa tinh hoa của nguyên lý từ đó mang đến hiệu quả vượt trội.
Hy vọng với những thông tin cung cấp ở trên sẽ giúp bạn đọc phần nào hiểu hơn về Luân Xa có thể ứng dụng khai mở Luân Xa bằng phương pháp tập luyện với con lăn nhiệt HecQuyn – một phương pháp tuyệt vời để đẩy lùi bệnh tật, phục hồi sức khỏe và nâng cao trí lực.
Chúc bạn thành công!