Tê bì tay chân là tình trạng khá phổ biến thường gặp ở nhiều người không chỉ ở những người già, mà còn ở độ tuổi trẻ. Đây là hội chứng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, nhưng có thể báo hiệu một số bệnh lý nguy hiểm. Phát hiện bệnh tê tay chân và cách điều trị kịp thời sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh tật và loại bỏ sự khó chịu bất tiện của chứng tê tay chân.
Nội dung chính
Tê bì chân tay là gì?
Để tìm hiểu về bệnh tê tay chân và cách điều trị, trước hết chúng ta cần biết đây là bệnh gì? Tê bì chân tay là một hội chứng rối loạn cảm giác hay dị cảm một phần hoặc hoàn toàn ở một số vị trí trên cơ thể.
Chứng tê bì chân tay có thể nhận ra dễ nhất là những cảm giác châm chích ở đầu ngón tay hoặc bị giảm cảm giác. Tùy tình trạng của bạn mà có những dấu hiệu nặng hoặc nhẹ, lan dần lên phía bàn tay, cổ tay, cẳng tay, cánh tay,… Phụ nữ mang thai và sau sinh, người già, nhân viên văn phòng, bệnh nhân rối loạn chuyển hóa,… là những đối tượng thường gặp tình trạng này.
Nguyên nhân bệnh tê tay chân và cách điều trị
Nguyên nhân bệnh tê bì tay chân
Mời bạn tìm hiểu nguyên nhân bệnh tê tay chân và cách điều trị. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tê bì chân tay kèm theo các triệu chứng như: tê mỏi cơ, đau nhức xương khớp, trong đó có hơn 75% trường hợp tê tay chân là do các bệnh lý sau:
Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống gây đau nhức, tê bì vùng cổ lan xuống tay hoặc đau từ thắt lưng xuống chân. Hiện tượng tê bì tay chân do thoái hóa thường xảy ra về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân gây tê bì tay chân phổ biến. Khi đĩa đệm tràn ra khỏi bao xơ đĩa đệm sẽ chèn ép dây thần kinh cột sống, gây tê bì cánh tay cùng 2 chân, từ đó dẫn đến hạn chế vận động cơ thể.
Thoái hóa khớp
Khi khớp tay, khớp đầu gối hoặc khớp háng bị bào mòn, tổn thương sẽ gây hạn chế vận động và dẫn đến tê bì cánh tay, bàn chân.
Viêm đa khớp dạng thấp
Tình trạng khớp tay, khớp chân bị viêm nhiễm, tổn thương sẽ gây tê bì tay chân cho người bệnh. Triệu chứng này gặp nhiều sau khi nằm, ngồi quá lâu tại một vị trí và đi kèm theo cứng khớp.
Hẹp ống sống
Đây là loại bệnh xuất phát từ bẩm sinh. Tình trạng của bệnh là cột sống bị biến dạng, thu nhỏ lại khiến các rễ thần kinh chạy qua bị chèn ép và gây tê tay chân kéo dài. Nếu bỏ qua triệu chứng này mà không điều trị sớm thì sẽ gây tắc nghẽn lưu thông máu, vận động khó khăn.
Đa xơ cứng
Đây là bệnh rối loạn tự miễn và tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương màng bọc Myelin dẫn đến tê tay chân, co thắt cơ bắp, mệt mỏi. Từ đó, gây ra bệnh tê tay chân và cách điều trị chính là giải quyết tình trạng đa xơ cứng.
Viêm đa rễ thần kinh
Bệnh lý tê bì tay chân xảy ra khi hệ thần kinh ngoại biên tổn thương, gây rối loạn cảm giác và hạn chế vận động.
Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch gây chèn ép dây thần kinh, hẹp lòng mạch vành, tắc nghẽn lưu thông máu và dẫn đến tê bì tay chân.
Do chấn thương
Chấn thương do tác động bên ngoài khiến dây thần kinh ngoại biên tổn thương cũng gây tê bì chân tay. Bạn cần xác định đúng nguyên nhân gây ra bệnh tê tay chân và cách điều trị phù hợp.
Một số nguyên nhân khác
Chứng tê bì tay chân có thể do một số nguyên nhân như:
- Tê bì chân tay sinh lý là do làm việc không khoa học như ngồi, đứng, ngủ sai tư thế, duy trì một tư thế quá lâu, lao động nặng, ngồi máy tính liên tục, chạy xe nhiều giờ,…
- Một số người gặp thời tiết quá lạnh sẽ bị rối loạn cảm giác, tê bì chân, tay.
- Do stress, mệt mỏi: Căng thẳng, mệt mỏi sẽ kích thích các tế bào thần kinh gần bề mặt da tê ngứa và tê bì tay chân.
- Tê bì chân tay có thể là kết quả của tác dụng phụ khi dùng một số thuốc.
- Ngoài ra, dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương do ngã, tai nạn, va chạm cũng là nguyên nhân gây tê bì chân tay.
Xem thêm: Mỏi cổ, cứng cổ vì đau vai gáy
Triệu chứng bệnh tê bì tay chân
Việc phát hiện sớm bệnh tê bì tay chân và cách điều trị kịp thời sẽ giúp hạn chế các biến chứng sau này, nâng cao hiệu quả chữa bệnh và dự phòng tái phát.
- Tê/dị cảm mặt trong của cánh tay lan xuống ngón tay, khi nằm lâu hoặc để tay chân ở vị trí cố định trong một khoảng thời gian nào đó thì có cảm giác râm ran như kiến bò.
- Tê kiểu châm chích, nóng bỏng tứ chi.
- Tay, chân không cử động được, mất cảm giác, thường gặp nhất về đêm.
- Tê buốt lan dọc cánh tay, cẳng chân.
- Đau mỏi cổ, vai, gáy và lan xuống nửa người kèm theo triệu chứng tê bì một bên.
- Những bệnh lý tê đau do hội chứng ống cổ tay/dị cảm trong hội chứng hạ canxi máu tiềm ẩn.
- Thay đổi cảm giác, phản xạ kém và tổn thương thần kinh sọ.
- Chuột rút, khó khăn trong việc cử động.
- Tình trạng tê bì nặng có thể khiến tê buốt cánh tay, vận động hàng ngày của bạn trở nên dần khó khăn, khó cầm, nắm đồ vật hoặc đi lại bình thường.
Khi bạn có triệu chứng dưới đây thì cần đi khám bác sĩ ngay lập tức để xác định đúng bệnh tê tay chân và cách điều trị phù hợp:
- Tê bì tay chân kéo dài trên 6 tuần.
- Tê bì tay chân kèm theo thay đổi về màu sắc, hình dạng hoặc nhiệt độ của da.
- Chóng mặt.
- Mất kiểm soát bàng quang và ruột.
- Đau đầu dữ dội.
- Khó thở.
- Co giật.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh tê bì tay chân
Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để xác định bệnh tê tay chân và cách điều trị thích hợp như:
- Điện cơ để đo lường mức độ của cơ bắp.
- Chụp cộng hưởng từ MRI.
- Chụp cắt lớp vi tính CT Scan.
- Chụp X-quang.
Xem thêm: Hướng dẫn cách bấm huyệt bàn chân
Những bài tập dành cho người mắc bệnh tê bì chân tay
Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị trên, bạn có thể áp dụng những bài tập luyện, tập thể dục, thể thao để khắc phục tình trạng mắc bệnh tê bì chân tay hiệu quả.
Tập luyện yoga
Người mắc bệnh tê tay chân và cách điều trị là có thể thử tập yoga, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ về kết quả thu được đấy! Để có hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, bạn nên tìm học các lớp dạy yoga chuyên nghiệp, được thầy cô hướng dẫn cụ thể, bài bản và đúng cách.
Đi bộ
Để thoát khỏi những khó chịu do bệnh tê tay chân và cách điều trị chính là đi bộ. Trong khi đi bộ, bạn hãy cố gắng duy trì tốc độ vừa phải, nhịp nhàng, tránh đi quá nhanh gây mất sức và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Massage (mát – xa)
Bạn có thể thực hiện theo trình tự: massage từ cổ chân lên đùi và ngược lại, từ cổ tay đến vai và ngược lại. Như vậy, tình trạng tay chân bị tê sẽ thuyên giảm đáng kể.
Sử dụng dụng cụ massage tay, chân – con lăn nhiệt Hecquyn
Khi bị bệnh tê chân tay, bạn nên sử dụng dụng cụ massage tay, chân – con lăn nhiệt Hecquyn thường xuyên để kích thích lưu thông máu trong cơ thể. Phương pháp này không những giảm tình trạng tê bì tay chân mà còn giúp giãn cơ, cho giấc ngủ ngon và cơ thể khỏe mạnh hơn.
Hướng dẫn tập cùng con lăn nhiệt Hecquyn chữa khỏi tê bì tay chân
Nguyên nhân gây nên bệnh tê bì tay chân có thể do nhiều yếu tố, trong đó những bệnh liên quan đến cột sống như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm là các tác nhân phổ biến nhất. Do đó, chi nhánh Công ty Cổ phần Dược Phú Thọ tại Hà Nội xin giới thiệu đến bạn những bài tập cột sống cùng con lăn nhiệt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tê bì chân tay ngay sau đây.
Bài tập 1: Mở góc khe gian đốt sống
Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa trên thảm tập. Bạn đặt con lăn phía dưới cơ thể và kéo nó vào vị trí ngang bờ xương chậu. Hai cẳng chân khép chặt, nâng lên khỏi mặt sàn, ép sát vào vùng bụng. Bạn nên thả lỏng phần thân dưới để thực hiện động tác nhịp nhàng hơn.
Thực hiện động tác: Dùng lực chi dưới uốn cong lưng lên để mở góc khe gian đốt sống. Kéo con lăn lên, xuống. Thực hiện thao tác 4 lần, mỗi lần 30 giây, giữa mỗi lần nghỉ 10 giây.
Bài tập 2: Kéo giãn các đốt sống thắt lưng
Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa theo tư thế thoải mái nhất, duỗi thẳng người, đầu và 2 gót chân sát mặt sàn, đặt con lăn nằm ngang ở vùng thắt lưng, 2 tay nắm vào 2 đầu con lăn.
Thực hiện động tác: Dùng lực 2 tay đẩy con lăn xuống dưới. Thực hiện thao tác 4 lần, mỗi lần 30 giây, giữa mỗi lần nghỉ 10 giây.
Xem thêm: Thoái hóa cột sống lưng và cách điều trị
Như vậy, tê bì chân tay có thể không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng mang đến khá nhiều phiền toái trong cuộc sống của bạn. Nếu bạn hoặc người thân đang mắc triệu chứng này trong thời gian dài thì cần thăm khám ngay để phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm. Ngoài ra, bạn cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi đúng cách cũng như thường xuyên luyện tập thể thao để phòng ngừa bệnh tê bì tay chân.
Trên đây là các thông tin về bệnh tê tay chân và cách điều trị, hy vọng sẽ có thể giúp ích cho bạn khi chữa tê bì chân tay. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược Phú Thọ tại Hà Nội
- Địa chỉ: Số 4 dãy A1 Đầm Trấu, Phường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Số điện thoại: 0243.9717.811.
- Hotline: 091.555.4488.
- Chăm sóc khách hàng: 081.664.3388.
- Email: fushicohn@gmail.com.
Xem thêm: Tê tay chân là dấu hiệu của bệnh gì?