CategoriesCẩm nang

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Đau lưng mạn tính do vận động mạnh

Thoát vị đĩa đệm cột sống là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị ra sao? Đây có lẽ là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay khi mà tình trạng bệnh này ngày càng phổ biến. Để làm rõ điều đó hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết này nhé!

Nội dung chính

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm là gì? Thoát vị đĩa đệm hay còn gọi là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Đây là bệnh thường gặp và có liên quan tới việc vận động cơ thể nhiều hoặc vận động thể lực nặng.

Thoát vị đĩa đệm cột sống là bệnh thường gặp
Thoát vị đĩa đệm cột sống là bệnh thường gặp

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Cột sống thắt lưng là vị trí chịu nhiều áp lực nhất của cơ thể. Hướng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể ra sau, ra trước, lệch sang 2 bên hoặc vào thân đốt gây chèn ép rễ thần kinh vùng đó. Vị trí đĩa đệm bị thoát vị thường gặp là L4, L5 và S1. Nguyên nhân đáng chú ý nhất gây ra tình trạng đau cột sống thắt lưng này là chứng thoái hóa cột sống thắt lưng.

Cột sống thắt lưng là vị trí chịu nhiều áp lực nhất của cơ thể
Cột sống thắt lưng là vị trí chịu nhiều áp lực nhất của cơ thể

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ gây ra các triệu chứng: đau nhức vùng cổ, vai, sau gáy. Nếu để lâu mà không chữa trị, những cơn đau sẽ lan xuống vùng cánh tay, bàn tay gây tê mỏi tay và hạn chế khả năng cử động.

Tuy không phổ biến như vùng lưng nhưng thoát vị đĩa đệm cổ gây ra các triệu chứng khó chịu và nguy hiểm hơn là gây thiếu máu não, liệt nửa người…

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ gây ra các triệu chứng đau nhức vùng cổ, vai, sau gáy
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ gây ra các triệu chứng đau nhức vùng cổ, vai, sau gáy

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 S1 là gì?

Cột sống thắt lưng gồm có nhiều đốt nhưng đốt dễ tổn thương nhất là ở vị trí L4 L5 S1. Thoát vị đĩa đệm L4 L5 S1 lệch trái, phải 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 7mm, 8mm rất phổ biến.

  • Đĩa đệm L4 L5 là hai đốt sống thấp nhất của cột sống, có chức năng hỗ trợ những cơ quan khác và giúp cơ thể chuyển động linh hoạt theo nhiều hướng khác nhau.
  • Đĩa đệm L5 S1 là ở đốt thắt lưng thứ 5 và xương cùng thứ nhất. Đốt L5 S1 được xem là bản lề của cột sống lưng, nơi phải chịu nhiều áp lực của trọng lượng cơ thể và giúp cột sống có thể chuyển động nhiều phía.

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm, có thể kể đến như sau:

Quá trình thoái hóa sinh học

Càng lớn tuổi thì bộ phận đĩa đệm càng mất nước, dễ bị bào mòn và tổn thương. Từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đĩa đệm thoát vị ra ngoài.

Càng lớn tuổi thì đĩa đệm càng mất nước
Càng lớn tuổi thì đĩa đệm càng mất nước

Hoạt động sai tư thế

Tư thế sai như: quá ưỡn, khom, vẹo cột sống… từ đó gây thoát vị đĩa đệm.

Chấn thương

Chấn thương do ngã, ngồi, dập mông xuống đất, tai nạn làm bao xơ nứt rách, nhân nhầy thoát ra cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Chế độ sinh hoạt

Hút thuốc, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống.

Nguyên nhân khác

Đặc điểm ngành nghề: Nha sĩ, nhân viên văn phòng, nông dân, những ai làm việc chân tay nặng nhọc sẽ dễ bị thoát vị đĩa đệm nhất.

Di truyền: Người có cột sống yếu do di truyền.

Cân nặng: Trọng lượng cơ thể quá lớn gây áp lực đĩa đệm ở lưng dưới của bạn.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng điểm qua một số biến chứng từ bệnh thoát vị đĩa đệm.

Đau rễ thần kinh

Sau khi trải qua cơn đau lưng, bệnh nhân sẽ bị đau rễ dây thần kinh. Mức độ của những cơn đau sẽ tăng lên khi ho, hắt hơi, đứng hoặc ngồi quá lâu. Đặc biệt, trong quá trình đi lại hay hoạt động, bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ ngơi rồi mới có thể tiếp tục. Điều này gây ra sự bất tiện vô cùng lớn đối với sinh hoạt.

Đau rễ thần kinh do bị chèn ép
Đau rễ thần kinh do bị chèn ép

Gây teo cơ

Một khi tình trạng bệnh lý chuyển biến nặng hơn, các cơ sẽ yếu dần đi và bị teo lại. Không chỉ vậy, thoát vị đĩa đệm còn làm cho máu không được lưu thông tới các cơ, khiến cơ bị thiếu hụt trầm trọng chất dinh dưỡng cần thiết.

Các cơ sẽ bị yếu dần đi và bị teo lại
Các cơ sẽ bị yếu dần đi và bị teo lại

Thoát vị đĩa đệm gây rối loạn vận động

Ở mức độ nguy hiểm cao nhất, thoát vị đĩa đệm có thể sẽ khiến cho bệnh nhân bị tê liệt cả hai chân, không thể đi đứng bình thường.

Gây rối loạn đại, tiểu tiện

Thoát vị đĩa đệm gây ra tình trạng bí tiểu và khiến cho bệnh nhân đi tiểu không kiểm soát. Nguyên nhân là vì cơ thắt bị tê liệt, không thể giữ lại được nước tiểu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.

Thoát vị đĩa đệm gây ra hội chứng đuôi ngựa

Một biến chứng thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm chính là gây ra hội chứng đuôi ngựa. Lúc này, bệnh nhân sẽ bị rối loạn cảm giác tại vùng đáy chậu và vùng chân trở xuống. Sau đó, bệnh nhân sẽ bị liệt ở các ngón chân, bàn chân và cẳng chân.

Thoát vị đĩa đệm gây ra hội chứng đuôi ngựa
Thoát vị đĩa đệm gây ra hội chứng đuôi ngựa

Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?

Bệnh chỉ được chữa khỏi hoàn toàn khi và chỉ khi cơ thể tự sản sinh ra đĩa đệm mới. Những phương pháp điều trị bằng Tây y, ngay cả phẫu thuật và thay đĩa đệm nhân tạo mới cũng chỉ là cách giải quyết tạm thời, không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh thoát vị đĩa đệm.

Tuy nhiên, một số biện pháp điều trị “bảo tồn” có thể giúp thuyên giảm tới 80% – 90% tình trạng bệnh. Bảo tồn là không tác động dao kéo vào vị trí bị thoát vị mà sử dụng những phương pháp khác giúp phục hồi đĩa đệm. Chẳng hạn như những bài thuốc dân gian, vật lý trị liệu…

Giải phẫu và sinh lý bệnh đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đĩa đệm cột sống được cấu tạo bởi 3 thành phần chính bao gồm: nhân nhầy, vòng sợi và mỏm sụn. Đĩa đệm trong cơ thể có khả năng đàn hồi, biến dạng khi bị tác dụng của lực nén, đẩy và chúng đóng vai trò giúp giảm chấn động tới thân đốt sống.

Đĩa đệm cột sống thắt lưng có đặc điểm là thích nghi với các hoạt động cơ học lớn, thường xuyên chịu áp lực, trong khi đĩa đệm được nuôi dưỡng kém vì việc cấp máu chủ yếu thông qua thẩm thấu. Vì vậy, đĩa đệm cột sống thắt lưng thường sớm bị loạn dưỡng, thoái hóa và có nguy cơ mắc bệnh càng cao theo độ tuổi.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng xảy ra ở nam giới nhiều hơn, đa số là vì đặc điểm nghề nghiệp như khiêng vác nặng, lệch tư thế, sai tư thế… làm cho nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi vị trí của nó, bị đứt hoặc rách vòng sợi.

Giải phẫu bệnh đĩa đệm cột sống thắt lưng
Giải phẫu bệnh đĩa đệm cột sống thắt lưng

Vị trí thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường gặp nhất là ở L4 L5 và S1, bởi vì 2 đĩa đệm này là bản lề trọng yếu. Bên cạnh đó, chấn thương cột sống thắt lưng, thoái hóa đĩa đệm liên quan tới tuổi tác cũng sẽ gây ra căn bệnh này.

Triệu chứng thường gặp ở những người bị thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng thường gặp ở những người bị thoát vị đĩa đệm như sau:

Đau thắt lưng cấp tính

Thường xảy ra khi bị chấn thương hoặc mang vác vật nặng sai tư thế như chậu hoa, xô nước, cây cảnh….

Bệnh nhân bị đau thường không thể cử động được, thậm chí đi đại, tiểu tiện cũng khó khăn trong một thời gian dài và bắt buộc phải sử dụng thuốc giảm đau, giảm căng cơ mới cử động được.

Đau thắt lưng cấp tính
Đau thắt lưng cấp tính

Đau mạn tính

Sau đợt đau cấp tính, về sau mỗi khi gắng sức thì cơn đau lại tái phát. Bệnh nhân khó mà thực hiện những động tác liên quan tới cột sống, chẳng hạn như cúi, nghiêng, ngửa, xoay người.

Khi đã bị chèn ép thần kinh, những triệu chứng đau sẽ lan xuống chi dưới làm cho bệnh nhân vận động khó khăn, cơn đau tăng khi đi đứng, hắt hơi, rặn,… Nếu được nghỉ ngơi hợp lý, cơn đau sẽ được thuyên giảm.

Để chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống, bệnh nhân cần chụp bao rễ thần kinh cũng như chụp cắt lớp vi tính (CT) với cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, tốt nhất là nên chụp cộng hưởng từ (MRI).

Đau lưng mạn tính do vận động mạnh
Đau lưng mạn tính do vận động mạnh

Điều trị thoát vị đĩa đệm

Điều trị thoát vị đĩa đệm có nhiều phương pháp, có thể kể đến như sau:

Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì?

Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng những loại thuốc sau đây:

  • Những loại thuốc giảm đau thường gặp như Paracetamol, Meloxicam…
  • Thuốc kháng viêm không Steroid như Ibuprofen, Naproxen…
  • Thuốc giãn cơ: Decontractyl, Myonal…
  • Nhóm những loại Vitamin và Omega 3.
Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng những loại thuốc cần thiết
Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng những loại thuốc cần thiết

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền

Những liệu pháp điều trị theo phương pháp của y học cổ truyền gồm có:

  • Vật lý trị liệu là quá trình giúp bệnh nhân kéo giãn cột sống và phục hồi chức năng đĩa đệm.
  • Những liệu pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, chườm nóng, chườm lạnh…
  • Những bài thuốc dân gian từ thảo dược tự nhiên: ngải cứu, xương rồng, lá lốt, thiên niên kiện, cỏ xước…
Châm cứu giúp cải thiện tình trạng rất hiệu quả
Châm cứu giúp cải thiện tình trạng rất hiệu quả

Dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm – con lăn nhiệt Hecquyn

Con lăn nhiệt Hecquyn là dụng cụ trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, có tác dụng tương tự như bấm huyệt và massage trên những hệ kinh lạc thường xuyên kèm theo đó là tác dụng kéo giãn cột sống một cách tự nhiên nên rất có lợi trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Đây là dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm được ưa chuộng nhất hiện nay.

Thân con lăn nhiệt Hecquyn được bao bọc bởi hệ thống hạt massage silicon (núm hạt) giúp tăng ma sát và tác động lên huyệt người tập.

Lõi thân được tích hợp hệ thống tạo nhiệt tác động vào cơ thể giúp tăng cường hiệu quả giảm đau nhanh chóng và bền lâu.

 

Dụng cụ hỗ trợ trị thoát vị đĩa đệm con lăn nhiệt rất hiệu quả
Dụng cụ hỗ trợ trị thoát vị đĩa đệm con lăn nhiệt rất hiệu quả

Sử dụng con lăn nhiệt vừa có tính thẩm mỹ, vừa tiết kiệm chi phí chữa trị lại đem đến hiệu quả như mong đợi, đây thực sự là sản phẩm cần thiết để loại bỏ chứng thoát vị đĩa đệm.

Phương pháp phòng chống thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng

Các phương pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống hay thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng được đưa ra như sau:

  • Những người ngồi làm việc lâu cần ngồi đúng tư thế. Sau khoảng thời gian ngắn nên đứng dậy đi lại để đĩa đệm giảm áp lực. Khi cảm nhận thấy cơ thể đau nên nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc thư giãn, xoa vuốt những khớp cổ lưng, tay, chân.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao vào mỗi buổi sáng.
  • Trọng tải của cột sống – đĩa đệm có một giới hạn nhất định, vì vậy không khuân vác vật nặng quá sức mình.
  • Không nên đột ngột vận động mạnh, mà cần phải san sẻ lực từ từ để tránh bị sai tư thế.
  • Giữ tư thế đứng thẳng cho cột sống trong bất cứ công việc gì kể cả mang vác, bưng bê, bế trẻ em, lái xe…
  • Điều chỉnh chế độ làm việc sao cho hợp lý để điều hòa sự phục hồi của đĩa đệm.
  • Kết hợp làm việc và nghỉ ngơi để đĩa đệm được phục hồi kịp thời, tránh tình trạng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.

Sử dụng con lăn nhiệt Hecquyn – hỗ trợ điều trị và phòng chống thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Tác dụng của các bài tập với con lăn nhiệt Hecquyn ngoài việc giúp kéo giãn cơ, cột sống một cách tự nhiên thì còn làm giảm áp lực lên cột sống, đặc biệt là các vị trí bị thoát vị đĩa đệm, từ đó giải phóng các dây thần kinh khỏi sự chèn ép, cắt cơn đau.

Khi những ảnh hưởng xấu của thoát vị tác động lên cơ thể vẫn còn ít, sử dụng con lăn nhiệt để thực hiện các phương pháp điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm tránh làm ảnh hưởng đến cột sống, làm giãn các mâm sống, đưa đĩa đệm bị lồi ra trở về vị trí ban đầu.

Nhờ tác động của nhiệt cùng các động tác kéo giãn, day, lăn,… gây giãn mạch giúp gia tăng tuần hoàn, cung cấp dinh dưỡng tới nuôi dưỡng cột sống, nuôi dưỡng đĩa đệm bị tổn thương, từ đó có thể phục hồi đĩa đệm, chữa trị cột sống.

Sử dụng con lăn nhiệt Hecquyn để có được một sức khỏe tốt hơn
Sử dụng con lăn nhiệt Hecquyn để có được một sức khỏe tốt hơn

Bên cạnh việc rèn luyện cơ thể, ăn uống hợp lý, để điều trị bệnh hiệu quả nhất, bệnh nhân cần thường xuyên đi khám sức khỏe để kịp thời phát hiện và xử lý dấu hiệu bệnh. Tuyệt đối không tự ý điều trị thoái hóa đĩa đệm cột sống khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.

Chăm sóc sức khỏe cho bản thân bao giờ cũng thật cần thiết. Để đảm bảo sức khỏe cho mình và cả gia đình, đừng bỏ qua một sản phẩm tuyệt vời như con lăn nhiệt Hecquyn nhé! Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chi nhánh Công ty Cổ phần Dược Phú Thọ tại Hà Nội để được tư vấn ngay hôm nay.

Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược Phú Thọ tại Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 4 dãy A1 Đầm Trấu, Phường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 0243.9717.811.
  • Hotline: 091.555.4488.
  • Chăm sóc khách hàng: 081.664.3388.
  • Email: fushicohn@gmail.com.

Xem thêm: Bệnh gai cột sống thắt lưng