Bệnh gai cột sống có chữa được không? Điều trị gai cột sống như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết này, hãy cùng theo dõi nhé!
Nội dung chính
Gai cột sống là gì?
Gai cột sống hay còn được gọi là thoái hóa cột sống, trong đó có sự hình thành xương mọc ra (gai) phía ngoài và hai bên của cột sống. Đây chính là sự phát triển thêm của xương trên các đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp vì viêm khớp cột sống, chấn thương hoặc lắng đọng canxi ở dây chằng, gân tại đốt sống.
Bệnh gai cột sống thắt lưng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên xương sống của cơ thể. Thông thường, bệnh thường gặp nhất là gai cột sống cổ và gai cột sống lưng.
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh gai cột sống sẽ tác động nhiều tới chất lượng cuộc sống, khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đau ở vùng thắt lưng, đau vai, cổ vì gai chèn ép vào các dây thần kinh. Cơn đau còn có thể lan xuống cánh tay, tê bì chân tay và thậm chí làm hạn chế cử động.
Gai cột sống cổ
Khi bị gai cột sống cổ, bệnh nhân sẽ bị đau nhức kéo dài ở vùng vai, gáy và cổ. Càng về sau, cơn đau sẽ lan nhanh xuống vùng cổ tay, bả vai và gây ra những cơn đau dữ dội ở vùng cánh tay. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể xuất hiện thêm những triệu chứng như:
- Đau cứng vùng cổ khi vừa ngủ dậy, bị đau cổ khi xoay người hoặc khó khăn trong việc hoạt động phần đầu.
- Vùng cánh tay, ngón tay thường bị tê cứng.
- Đau nhói ở vùng đỉnh đầu, nửa đầu, mệt mỏi, buồn nôn.
- Vùng cánh tay bị bại liệt.
Xem thêm: Cách chữa đau vai gáy
Gai cột sống lưng
Đoạn thắt lưng của con người thường có tới 5 đốt sống với những ký hiệu lần lượt từ L1 đến L5. Đa số bệnh nhân thường bị gai cột sống tại đốt L4 và L5. Lúc này, bệnh nhân sẽ bị đau nhức dữ dội tại vùng lưng, đặc biệt là khi vận động và di chuyển.
Càng về sau, những cơn đau càng có xu hướng lan xuống vùng mông, hông và cổ chân. Bệnh nhân sẽ rất khó khăn trong việc khom người, cúi người, mang vác những vật nặng. Mức độ và tần suất của những cơn đau sẽ phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh lý.
Xem thêm: Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Nguyên nhân mắc bệnh gai cột sống
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh gai cột sống, bạn có thể xem qua như sau:
Tuổi tác
Cùng với sự lão hóa của cơ thể, sự thoái hóa cột sống theo thời gian cũng lý giải cho việc bệnh gai đốt sống hay gặp ở người lớn tuổi.
Chùng giãn dây chằng
Khi những dây chằng bị chùng giãn thì phần sụn khớp sẽ trở nên lỏng lẻo dần. Để khắc phục vấn đề này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh lại bằng cách ổn định những đốt sống. Từ đó, thúc đẩy sự hình thành thêm những gai xương.
Thói quen sinh hoạt sai tư thế
Những người thường phải khuân vác vật nặng hoặc đi, đứng, vận động, ngồi học, nằm ngủ… sai tư thế sẽ rất dễ gây ra tổn thương cho cột sống.
Do sự lắng đọng của canxi
Tình trạng gai cột sống xảy ra cũng chính vì sự lắng đọng canxi tại những dây chằng và đốt sống. Đối tượng dễ bị lắng đọng canxi là người lớn tuổi. Khi những sụn khớp thoái hóa và bị xẹp xuống, hệ thống dây chằng tại khu vực những đốt sống lưng sẽ bị chùng giãn. Khi đó, các phản ứng viêm của cơ thể sẽ kích hoạt và thúc đẩy sự dày lên của những dây chằng nhằm giữ thăng bằng cho vùng cột sống.
Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là một trong số những nguyên nhân gây ra gai cột sống. Khi tình trạng thoái hóa diễn ra trong thời gian dài, những gai cột sống sẽ được hình thành. Sự biến đổi của các gai cột sống dựa trên biến đổi của những mô tổ chức quanh đĩa đệm và vùng cột sống.
Xương khớp bị viêm nhiễm
Quá trình viêm nhiễm gây ra bất thường ở phần sụn cột sống. Điều đó sẽ tạo ra các tổn thương làm cho quá trình vận động gặp khó khăn. Lúc này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để có thể khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình này lại là sự hình thành gai xương.
Do chấn thương
Chấn thương xảy ra khi bệnh nhân va chạm và cọ xát với những yếu tố bên ngoài. Lúc này, gai cột sống sẽ sinh ra để chỉnh sửa lại khớp.
Nguyên nhân khác
Những ai thừa cân, vận động mạnh, hút thuốc lá, rượu bia và chất kích thích sẽ có nguy cơ mắc bệnh gai cột sống cao.
Dấu hiệu mắc bệnh gai cột sống
Sau đây là một số dấu hiệu mắc bệnh gai cột sống bạn cần lưu ý.
Đau buốt ở vùng thắt lưng và cổ
Ban đầu sẽ chỉ là các biểu hiện xơ, cứng và mỏi cột sống lưng, cổ. Càng về sau, vùng bị gai cột sống sẽ càng đau dữ dội. Đặc biệt là khi bệnh nhân vận động như đi lại hoặc đứng lên cơn đau sẽ tăng và giảm đi khi bệnh nhân nghỉ ngơi.
Các chi bị mất cảm giác và đau mỏi
Khi tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, gai cột sống cổ sẽ gây ra những cơn đau lan rộng đến các chi. Trong khi đó, gai cột sống lưng sẽ làm ảnh hưởng tới chức năng hoạt động ở hai chân. Khi rễ dây thần kinh chịu tác động từ bên ngoài, cơ bắp sẽ trở nên yếu dần, chân tay bị tê bì và mất đi cảm giác. Trong trường hợp tồi tệ hơn, bệnh nhân sẽ không thể đi đứng lại như bình thường.
Đánh mất sự thăng bằng
Mất đi sự thăng bằng là dấu hiệu điển hình của gai cột sống. Lúc này, bệnh nhân sẽ mệt mỏi, uể oải và lười vận động. Đây là nguyên nhân khiến cho khí huyết bị tắc nghẽn, ứ đọng gây ra những cơn đau.
Đại tiện, tiểu tiện mất kiểm soát
Nếu bệnh nhân không thể kiểm soát được việc đi tiểu tiện, có khả năng bệnh gai cột sống đã rất nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn tới vấn đề này là vì sự thu hẹp của đường ống dẫn tủy.
Rối loạn thần kinh
Ngoài những triệu chứng điển hình như trên thì bệnh nhân còn bị rối loạn thần kinh kéo dài. Bệnh nhân mắc gai cột sống sẽ thường bị hạ huyết áp, khó thở, mồ hôi bị tiết nhiều…
Không chỉ vậy, bệnh nhân sẽ xuất hiện thêm những triệu chứng như cơ thể suy nhược, mệt mỏi, gai xương bị mất cảm giác, vận động khó khăn,…
Đau lan ra các chi
Trường hợp bị gai đốt sống cổ nặng, cơn đau có thể lan tới vai thậm chí còn lan ra hai tay. Trường hợp gai cột sống lưng thì gây đau ở lưng và lan dọc xuống hai chân.
Tê bì, mất cảm giác ở các chi
Khi bị gai cột sống thì cơ bắp cũng dần yếu đi vì bị chèn ép của gai xương với dây thần kinh, đặc biệt là ở tay và chân gây tề bì chân tay.
Đối tượng có nguy cơ bị gai cột sống
- Gai cột sống thường hay gặp ở nam giới và nguy cơ tăng dần theo độ tuổi vì sự lão hóa của các đốt sống cũng như sự lắng đọng canxi. Người lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ cao.
- Người hay khiêng vác nặng hoặc có thói quen đi, đứng, vận động sai tư thế dễ gây ra tổn thương cột sống.
- Người có tiền sử tai nạn, chấn thương và có tổn thương ở sụn khớp.
- Người bị viêm cột sống mãn tính.
- Người thừa cân, vận động mạnh, hút thuốc lá, uống rượu bia và những chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ bị gai cột sống.
Bệnh gai cột sống có chữa được không?
Gai cột sống không chỉ gây đau nhức mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
Giống như những bệnh lý cơ xương khớp khác, gai cột sống không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tất cả những phương pháp điều trị nhằm giảm nhẹ triệu chứng cũng như hạn chế sự phát triển của gai xương. Để điều trị gai cột sống, bệnh nhân cần phối hợp các biện pháp khác nhau. Dưới đây là những cách chữa bệnh gai cột sống như sử dụng thuốc Tây y kết hợp với Đông y, vật lý trị liệu, tập thể dục để loại bỏ những triệu chứng của bệnh gai cột sống.
Thuốc Tây điều trị gai cột sống
Một số nhóm thuốc điều trị gai cột sống bạn có thể tham khảo như sau:
- Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs): Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen, Celecoxib,…
- Thuốc Corticoid: Hydrocortisone, Methylprednisolone, Fluocinolone, Prednisolone,…
- Thuốc giãn cơ: Eperisone, Tolperisone.
- Thuốc giảm đau Paracetamol (Acetaminophen).
- Thuốc chống thoái hóa.
Phòng ngừa bệnh gai cột sống
Một số biện pháp để phòng ngừa gai cột sống là:
- Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ canxi và vitamin D, tránh những thức ăn gây tăng cân, béo phì, tăng cường ăn rau quả.
- Không hút thuốc.
- Tránh những thương tổn cho cột sống (như sai tư thế ngồi, nằm, đi xe,…).
- Tránh chơi các môn thể thao quá sức.
- Tránh ngồi quá lâu.
- Hạn chế các công việc nặng.
Chữa gai cột sống bằng con lăn nhiệt Hecquyn
Khi cơ thể lăn, day trên con lăn nhiệt Hecquyn sẽ có công dụng tự xoa bóp, bấm huyệt giúp khí huyết lưu thông tốt, âm dương cân bằng, tăng cường chức năng của cơ quan phủ tạng, sức khỏe được gia tăng, các tổn thương và bệnh lý liên quan tới cột sống sẽ được cải thiện nhanh hơn.
Tập con lăn nhiệt Hecquyn phần lưng, hông, chi dưới có tác dụng tự xoa bóp, bấm huyệt rất tốt cho bệnh nhân bị gai cột sống. Con lăn tác động vào các điểm đau cột sống (các huyệt đạo thuộc mạch Đốc trên gai đốt sống), các điểm đau cạnh sống, các điểm đau chạy dọc dây thần kinh hông, đồng loạt tới các huyệt quan trọng ở vùng lưng giúp giảm đau nhức và hỗ trợ điều trị gai cột sống hiệu quả hơn cả. Bên cạnh việc giảm đau, tập luyện với con lăn nhiệt Hecquyn còn giúp tăng cường tuần hoàn giúp nuôi dưỡng, phục hồi vùng cột sống.
Phân tích cấu tạo con lăn nhiệt Hecquyn chứng minh hiệu quả trong việc điều trị gai cột sống
Con lăn nhiệt Hecquyn được cấu tạo bởi các bộ phận riêng biệt:
- Phần gai nhựa hai đầu dùng để mát xa (massage) gan bàn tay, bàn chân, giúp giải phóng chèn ép lên các dây thần kinh, tăng cường lưu thông hệ tuần hoàn máu.
- Hệ thống massage bao gồm 700 núm gai silicon y tế được đúc liền, vừa đảm bảo độ hiệu quả trong việc chữa trị, vừa tạo cảm giác an toàn cho bạn khi các núm gai được làm từ silicon.
- Hệ thống nhiệt được đặt bên trong lõi con lăn giúp giãn cơ, các khớp sống, giảm các cơn đau liên quan đến cột sống.
- Lõi giữ nhiệt bằng đá thạch anh tỏa ra năng lượng sinh học mà cơ thể người có thể hấp thu, giúp tăng quá trình trao đổi chất, thải chất độc ra khỏi cơ thể, nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật.
Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về bệnh gai cột sống. Nếu có nhu cầu sử dụng con lăn nhiệt để điều trị, vui lòng liên hệ với chi nhánh Công ty Cổ phần Dược Phú Thọ tại Hà Nội ngay hôm nay để được tư vấn cụ thể nhé!
Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược Phú Thọ tại Hà Nội
- Địa chỉ: Số 4 dãy A1 Đầm Trấu, Phường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Số điện thoại: 0243.9717.811.
- Hotline: 091.555.4488.
- Chăm sóc khách hàng: 081.664.3388.
- Email: fushicohn@gmail.com.