Giải phẫu cột sống giúp bạn hiểu hơn về xương, khớp cũng như các bệnh lý thường gặp. Cột sống con người được tạo từ 32 đến 34 đốt, chia thành 5 đoạn. Đoạn cổ gồm 7 đốt sống, có thân nhỏ, bề ngang rộng, cuống không dính vào mặt sau mà ở mặt bên của thân đốt. Đoạn ngực gồm 12 đốt sống. Khi giải phẫu đốt sống ngực sẽ thấy mỏm gai dài đi chếch xuống dưới, có diện khớp với đầu xương sườn nhằm tạo thành khớp sống sườn. Đoạn thắt lưng gồm 5 đốt sống có thân to, rộng bề ngang, dày và mỏm gai hình chữ nhật. Đoạn cùng gồm 5 đốt sống, nối với xương chậu bởi hai khớp cùng chậu. Đoạn cụt gồm 3 đến 5 đốt hợp nhất tạo thành xương cụt hình tam giác. Có nhiều bệnh thường gặp ở cột sống. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ mau hồi phục.
Nội dung chính
Chiều dài và hình dạng cột sống con người
Cột sống là cấu trúc hỗ trợ cơ thể của con người. Nó giữ cho cơ thể đứng thẳng, kết nối những bộ phận khác của xương với nhau: ngực, đầu, vai, cánh tay, xương chậu và chân. Dù cột sống được tạo thành từ một chuỗi xương nhưng rất linh hoạt nhờ hệ thống các dây chằng đàn hồi và đĩa đệm cột sống.
Chiều dài cột sống phụ thuộc vào chiều cao của mỗi người. Chiều dài trung bình ở nam là 71cm và 61cm ở nữ. Cột sống có nhiều chức năng: chịu trọng lượng của thân, đầu, cánh tay, giúp cơ thể di chuyển theo mọi hướng. Một số phần của cột sống linh hoạt hơn những phần khác, chẳng hạn như cột sống ở vùng cổ. Đồng thời, xương tạo nên cột sống cũng bảo vệ tủy sống.
Khi nhìn nghiêng, cột sống có độ cong hình chữ S tự nhiên. Độ cong này giúp cột sống ổn định, giữ thăng bằng khi bạn ở tư thế thẳng đứng. Ngoài ra, khi bạn đi bộ, cột sống sẽ hoạt động như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ các xương riêng lẻ trong cột sống khỏi tình trạng gãy xương.

Con người có bao nhiêu đốt sống trong giải phẫu cột sống?
Trong giải phẫu xương cột sống, cột sống con người được tạo thành từ 32 đến 34 đốt, chia thành 5 đoạn gồm:
- Đoạn cổ gồm 7 đốt sống, ký hiệu từ C1 đến C7 (C là viết tắt của từ: Cervical). Đoạn này có thân nhỏ, bề ngang rộng, cuống không dính vào mặt sau mà ở mặt bên của thân đốt sống.
- Đoạn ngực gồm 12 đốt sống, được ký hiệu từ T1 đến T12 (T là viết tắt của từ Thoracic). Đoạn này gồm mỏm gai dài đi chếch xuống dưới, có diện khớp với đầu xương sườn để tạo thành khớp sống sườn.
- Đoạn thắt lưng gồm 5 đốt sống, được ký hiệu từ L1 đến L5 (L là viết tắt của từ Lumbar). Khi giải phẫu đốt sống thắt lưng thì đây là đoạn có thân to, bề ngang rộng, mỏm gai hình chữ nhật và cuống đốt sống dày.
- Đoạn cùng gồm 5 đốt sống, được ký hiệu từ S1 đến S5. Các đốt xương hợp nhất với nhau tạo thành xương cùng (S là viết tắt của từ: Sacrum), nới với xương chậu bởi hai khớp cùng chậu.
- Đoạn cụt gồm 3 đến 5 đốt. Các đốt xương hợp nhất tạo thành xương cụt hình tam giác, còn được gọi là Coccyx.

Đĩa đệm trong giải phẫu cột sống
Có 23 đến 24 đĩa đệm đàn hồi giữa các đốt sống, trừ giữa hộp sọ và đốt sống cổ thứ nhất; đốt sống cổ thứ nhất và thứ hai; xương cùng, xương cụt không thể di chuyển, được tạo thành từ xương, không có đĩa đệm.
Các đĩa đệm có hình thấu kính 2 mặt lồi, dày từ 3 đến 9 mm, được cấu tạo bởi vòng sợi, lớp sụn, rất đàn hồi, có vỏ cứng, nhiều lớp. Trong lòng đĩa đệm có nhân nhầy hình bầu dục hoặc cầu, được bao xung quanh bởi các lớp vòng sợi. Nhân nhầy thường nằm ở 2/3 sau của đĩa đệm.
Chiều cao của đĩa đệm chiếm 1/4 cột sống, không cản quang trên phim chụp X quang thông thường. Nó có chức năng giữ cho cột sống linh hoạt, giúp bạn có thể nghiêng người và xoay thân trên. Hơn nữa, đĩa đệm còn hấp thụ lực từ những va chạm tác động đến cột sống khi bạn chạy hoặc nhảy.
Trải qua nhiều năm, khi bạn già đi, các đĩa đệm cột sống sẽ giảm độ đàn hồi và trở nên mỏng hơn. Các đốt cột sống bị dồn lại gần nhau, thân đốt sống cũng giảm chiều cao do mật độ xương giảm và cột sống cong hơn. Đó là lý do tại sao con người thấp đi vài cm khi về già.
Dẫn truyền thần kinh trong ống sống
Các lỗ sống chồng lên nhau tạo thành ống tủy. Ống tủy ở đoạn thắt lưng, cổ rộng hơn ngực và có hình tam giác, trừ đoạn ngực hình tròn. Chiều ngang ống tủy được xác định bằng khoảng cách giữa hai chân cuống sống trên phim X quang thẳng. Trong khi đó, chiều rộng được xác định bằng khoảng cách giữa mặt thân đốt sống và mặt trước của mấu khớp dưới.
Các bệnh lý thường gặp về cột sống
Đau lưng cơ năng
Đây là bệnh lý thường gặp ở những người thường xuyên mang vác, lao động nặng hoặc ngồi ở tư thế không thích hợp trong thời gian dài, ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống, cơ cạnh cột sống và dây chằng. Các cơ này sẽ phản ứng bằng cách co rút, gây đau lưng.
Thoái hóa đĩa đệm
Đĩa đệm là bộ phận quan trọng trong cột sống. Nó là cấu trúc sụn – xơ nằm giữa hai đốt sống. Toàn bộ đĩa đệm chiếm đến 1/4 chiều dài cột sống. Nó có chức năng giảm xóc nhằm bảo vệ não, dây thần kinh não, tủy khi vận động mạnh. Trường hợp bị thoái hóa đĩa đệm, người bệnh thường xuyên bị đau lưng khi ngồi, cúi hoặc mang vác nặng.
Thoát vị đĩa đệm
Là tình trạng nhân của đĩa đệm nhô ra khỏi màng xơ, bao quanh đĩa và ép lên dây chằng, rễ thần kinh kế bên. Bệnh này thường xảy ra ở người từ 30 đến 40 tuổi, gây những cơn đau ở lưng, thậm chí lan xuống chân.

Loãng xương và thoái hóa cột sống
Bệnh này thường xảy ra ở người trung niên do suy giảm khối lượng xương, khiến xương xốp, giòn và dễ gãy. Lúc này, các đốt xương rất dễ bị xẹp, lún và mọc gai.
Các phương pháp điều trị bệnh lý cột sống
- Với những người đau ở mức độ nhẹ như đau lưng cơ năng: Nghỉ ngơi kết hợp vật lý trị liệu hoặc dùng thuốc hỗ trợ như giảm đau, giãn cơ là bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày.
- Với những người bị nặng như thoái hóa cột sống: Đến bệnh viện chuyên khoa để được khám, điều trị phù hợp.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm con lăn nhiệt Hecquyn để giảm đau, mềm cơ, thư giãn tại chỗ. Đồng thời, nó còn làm chậm quá trình thoái hóa nhờ các bài tập kết hợp.
- Bài 1: Kéo giãn các đốt sống thắt lưng
- Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa, đặt con lăn nằm ngang ở vùng thắt lưng, đầu. Hai gót chân sát mặt sàn, hai tay nắm vào đầu con lăn.
- Cách thực hiện: Dùng hai tay đẩy con lăn xuống dưới (Nếu đặt vùng đầu (gáy) thì dùng tay đẩy lên). Thực hiện 4 lần, mỗi lần 30 giây, giữa mỗi lần nghỉ 10 giây.
- Bài 2: Mở góc khe gian đốt sống
- Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa, đặt con lăn nằm ngang trên bờ xương chậu, hai cẳng chân ép chặt vào đùi.
- Cách thực hiện: Dùng lực chân dưới uốn cong lưng để mở góc khe gian đốt sống. Thực hiện 4 lần, mỗi lần 30 giây, nghỉ 10 giây mỗi lần.
- Bài 3: Ngang vùng xương cùng
- Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa, đặt con lăn nằm ngang vùng xương vùng, 2 chân chống vuông góc trên mặt sàn, hai tay nắm hai đầu để cố định con lăn.
- Cách thực hiện: Dùng lực của chân và thân đưa người nghiêng sang phải, trái. Lặp lại động tác từ 5 đến 10 lần. Sau đó di chuyển con lăn dịch lên phía lưng khoảng 5cm để tiếp tục lặp lại động tác như trên.



Nhờ giải phẫu cột sống, bạn đã biết thêm về cấu trúc cơ thể cũng như các bệnh lý thường gặp trong đời sống hàng ngày. Để giảm đau cột sống, đốt sống lưng, bạn nên vận động, luyện tập thể dục thường xuyên, không ngồi lâu ở một tư thế. Đồng thời, bạn có thể sử dụng con lăn nhiệt Hecquyn để rút ngắn thời gian phục hồi và cảm thấy khỏe hơn mỗi ngày.