Giải phẫu cột sống cổ giúp bạn biết về cấu trúc, chức năng và triệu chứng của các bệnh thường gặp. Từ đó, bạn có thể đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp. Ngoài ra, để giảm đau hoàn toàn và khỏe từ bên trong, bạn hãy thực hiện các bài tập cùng con lăn nhiệt Hecquyn nhé!
Nội dung chính
Đốt sống cổ là gì? Có mấy đốt?
Cột sống cổ được cấu tạo từ 7 đốt sống, ký hiệu từ C1 đến C7 và nằm ở dưới đáy hộp sọ. Các đốt sống trên cùng nối hộp sọ với phần dưới, kết nối phần lưng trên ở ngang vai. Khi nhìn từ bên cạnh, cột sống cổ tạo thành một đường cong uốn nhẹ về phía trước rồi ngược ra sau. Các đốt sống sẽ bảo vệ tủy, kết hợp với các cơ, gân, dây chằng và khớp để hỗ trợ cấu trúc hoặc tăng tính linh hoạt cho cổ. Các đốt sống ở trên cùng thường nhỏ, di động hơn, trong khi các đốt sống ở dưới lớn để chịu tải trọng từ cổ và đầu ở trên.
Bên cạnh đó, cột sống cổ chứa nhiều dây thần kinh, mạch máu và các khớp quan trọng. Vì vậy, cột sống cổ được xem là một trong những khu vực phức tạp nhất của cơ thể.

Giải phẫu cột sống cổ
Đốt sống cổ điển hình (C3 – C6)
Khi giải phẫu cột sống cổ, từ C3 đến C6 là các đốt sống cổ điển hình. Các đốt sống này có chung những đặc điểm cơ bản với hầu hết đốt sống còn lại của cột sống người.
Dưới đây là cấu tạo giải phẫu đốt sống cổ điển hình gồm:
- Thân đốt sống: Là phần xương dày, có hình trụ, nằm ở phía trước và chịu hầu hết tải trọng của một đốt sống. Ở giữa hai thân đốt sống là một đĩa đệm, giúp hấp thụ lực tác động của các chuyển động hàng ngày.
- Vòm đốt sống: Là xương quấn xung quanh tủy, hướng về phía sau cột sống. Xương này gồm 2 cuống và 2 vòm đốt sống. Các cuống kết nối với thân đốt sống ở phía trước và các vòm đốt sống chuyển tiếp thành một hình gai ở phía sau.
- Khớp cung đốt sống: Các khớp này nằm giữa cuống và lớp đệm ở mỗi bên vòm đốt sống, được lót bằng lớp sụn trơn nhằm hạn chế ma sát giữa hai đốt sống.
Giữa hai đốt sống thường có một khoảng không gian nhỏ để tạo ra chuyển động cho toàn bộ cột sống, gồm xoay, tiến, lùi, uốn cong cổ sang một bên.

Đốt sống cổ không điển hình (C1 và C2)
Đốt sống cổ C1 và C2 được gọi là đốt sống không điển hình vì có đặc điểm riêng biệt so với các đốt sống khác trong cổ. Khi giải phẫu đốt sống cổ C1 và C2, bạn sẽ thấy:
- Đốt sống cổ C1: Là đốt sống trên cùng và duy nhất không có thân. Thay vào đó, đốt sống C1 có dạng hình tròn, giống một chiếc nhẫn. Nó kết nối với xương chẩm ở bên trên để hỗ trợ nền hộp sọ, tạo thành khớp xương chẩm. Phạm vi chuyển động của đầu về phía trước và sau phụ thuộc vào đốt sống cổ C1.
- Đốt sống cổ C2: Có một phần nhô ra, hướng lên trên từ thân đốt sống và khớp với đốt sống C1. Đốt sống C1 quay xung quanh đốt sống C2, tạo thành khớp đội – trục (còn gọi là khớp atlantoaxial). Khớp atlantoaxial chịu trách nhiệm cho hoạt động quay nhiều hơn các khớp khác. Theo thống kê, khoảng 50% chuyển động xoay xảy ra ở khớp này.
Đốt sống cổ C1 và C2 là những đốt sống nhỏ nhưng chuyển động nhiều trong cột sống cổ.
Đốt sống cổ đặc biệt (C7)
Trong giải phẫu cột sống cổ, bạn sẽ thấy đốt sống cổ C7 rất đặc biệt. Nó có quá trình hình thành nổi bật nhất trong các đốt sống, ở phần đáy và kết nối với đỉnh cột sống ngực (T1), tạo thành điểm nối đốt sống cổ (được gọi là C7 – T1).
Trong quá trình hình thành, mỏm gai của đốt sống C7 nhô ra ngoài nhiều hơn so với các đốt sống khác. Đồng thời, mỏm gai của đốt sống này khiến hình dạng của nó khác biệt để phù hợp với đốt sống T1 bên dưới. Đốt sống C7 có kích thước lớn và vị trí quan trọng trong cột sống cổ. Vì vậy, C7 có nhiều cơ hơn trong quá trình tạo gai so với các đốt sống cổ khác.
Chức năng của giải phẫu cột sống cổ
Ngoài cấu tạo giải phẫu cột sống cổ, bạn cần biết chức năng của nó. Đốt sống cổ có phạm vi hoạt động rất lớn. Đoạn cổ trên (C1 – C3) thường dùng cho chuyển động xoay nên ít gặp thoái hóa. Giữa đốt C1 và C2 không có đĩa đệm nên bệnh lý đĩa đệm cũng ít xảy ra. Các bệnh lý ở đoạn cổ trên thường do chấn thương, hẹp ống bẩm sinh hoặc dị dạng Chiari.
Những tương quan giải phẫu cột sống cổ sẽ giải thích các dấu hiệu lâm sàng khi bị thoái hóa. Tùy vào vị trí khớp bị thoái hóa mà nó sẽ chèn ép vào động mạch sống, tủy cổ, các nhánh giao cảm và rễ thần kinh từ C5 đến C7.
Những bệnh thường gặp ở cột sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh lý này thường bắt đầu từ hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt đến các màng, dây chằng và dần dần thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, đặc biệt là khi vận động. Nhiều người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ, thậm chí là người trẻ.
Các biểu hiện nhận biết đã mắc bệnh lý này là cổ cứng, chuyển động không linh hoạt. Đôi khi người bệnh xuất hiện tình trạng đau cổ, cơn đau lan xuống vai, đau không rõ nguyên nhân. Thoái hóa cột sống cổ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Đốt sống cổ có phạm vi hoạt động lớn, liên tục nên nguy cơ chịu tổn thương lớn. Nếu tình trạng tổn thương này kéo dài sẽ làm cho đốt sống cổ bị suy giảm chức năng, dẫn đến thoái hóa. Các đốt sống bị tổn thương nhiều thường ở những vị trí C4, C5 và C6.
Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh sẽ gặp một số biến chứng sau:
- Đau đầu: Đốt sống cổ là nơi tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng. Khi bị thoái hóa, đốt sống cổ sẽ xuất hiện gai, chèn ép lên dây thần kinh hoặc làm hẹp động mạch. Điều này làm giảm quá trình tuần hoàn máu lên não, khiến người bệnh bị đau đầu.
- Chèn ép dây thần kinh: Cột sống tập trung nhiều dây thần kinh và mạch máu, giúp cung cấp chất dinh dưỡng, oxy nuôi não bộ. Khi bị thoái hóa, đốt sống cổ sẽ chèn ép dây thần kinh, khiến quá trình cung cấp máu lên não bị gián đoạn, làm rối loạn tuần hoàn máu. Lúc này, người bệnh thường gặp các triệu chứng: chóng mặt, giảm thị lực, đau đầu, mất thăng bằng.
- Vùng cổ đau, tê, cứng và bị hạn chế hoạt động.
- Rối loạn tiền đình: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn mỗi khi đứng lên, ngồi xuống hoặc thay đổi tư thế nằm.
- Bại liệt: 1 hoặc 2 bên cánh tay.
- Gây thiếu máu lên não: Đốt sống cổ thoái hóa khiến mạch máu bị chèn ép, làm lượng máu lên não suy giảm, ảnh hưởng đến chức năng của não và các cơ quan khác.
- Gây tê tay: Bàn tay bị tê, đau nhức hoặc cử động khó khăn.
- Gây mất ngủ: Những cơn đau kéo dài làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ.
- Gây ù tai: Thoái hóa đốt sống cổ kéo dài có thể ảnh hưởng đến thính giác của người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm cổ
Đây là tình trạng phần nhân nhầy nằm bên trong đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí mặc định của nó. Thông qua vết rách trên bề mặt, nhân nhầy thoát ra khỏi vỏ bọc bao xơ của đĩa đệm, gây ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng xung quanh.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh này là đau ở xung quanh cổ, lan xuống vai, cánh tay, bàn tay và ngón tay. Nếu như gặp những dấu hiệu dưới đây, bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác.
- Cơn đau thường xuyên xuất hiện ở cột sống cổ: Ban đầu, cơn đau xuất hiện ở cột sống cổ từ âm ỉ đến dữ dội. Một vài ngày sau, cơn đau lan sang bả vai, sau gáy và tăng mức độ khi người bệnh vận động mạnh.
- Hạn chế vận động: Xương cổ bị yếu, cột sống cổ đau khi xoay ngang, làm hạn chế hoạt động cúi, gập người hoặc ngửa lên.
- Yếu cơ: Lực cơ duỗi cổ tay, cánh tay, bắp tay và đầu ngón tay bị suy yếu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và sinh hoạt.
- Ngứa ran, tê bì: Đây là triệu chứng thường gặp, lan tỏa khắp cơ tam đầu xuống cánh tay, bàn tay, ngón tay út.
- Khó thở, đau một bên lồng ngực.
- Rối loạn hệ tiêu hóa: khó đi tiểu, táo bón,…
Tuy không phải bệnh nguy hiểm nhưng nếu không điều trị hiệu quả thì có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe: thiếu máu nuôi não; liệt nửa người, tay, chân; hội chứng giao cảm cổ sau.

Gai đốt sống cổ
Đốt sống cổ là bộ phận hoạt động nhiều nên dễ bị thoái hóa nếu không chăm sóc đúng cách. Khi quá trình thoái hóa diễn ra sẽ khiến sụn khớp bị hao mòn, đĩa đệm xẹp xuống và thoát vị. Các dây chằng nối hai đốt ống bị chùng giãn. Theo cơ chế phản ứng tự điều hòa, cơ thể sẽ tăng cường canxi ở cấu trúc dây chằng nhằm cải thiện diện tích tiếp xúc với thân đốt sống, phân bố đều lực lên đốt sống bị tổn thương.
Theo thời gian, canxi lắng đọng ở dây chằng hình thành nên gai xương. Các mỏm xương thường mọc ra như gai quanh vùng đĩa đệm thoát vị, mặt trước và bên của vùng cột sống cổ. Các gai có độ dài vài mm thường không gây đau cho đến khi chúng to dần, làm hẹp ống tủy, các lỗ tiếp hợp ở cột sống, chèn ép rễ thần kinh, ảnh hưởng đến cấu trúc cơ, gây nên các cơn đau dữ dội cho người bệnh.
Một số triệu chứng giúp bạn nhận biết bệnh gai cột sống cổ:
- Đau vùng vai gáy, nhức mỏi bả vai.
- Đau ê ẩm và liên tục ở cổ.
- Tê hoặc ngứa ran ở cánh tay, thậm chí còn lan xuống ngón tay.
- Hạn chế chuyển động ở cổ, cứng cổ mỗi khi thức dậy, không quay đầu được mà phải xoay cả người.
- Đau buốt lên đỉnh đầu, đau nửa đầu.
- Buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ.
Con lăn nhiệt Hecquyn, giải pháp hỗ trợ điều trị từ gốc các bệnh lý về cột sống cổ
Theo các chuyên gia về xương khớp, việc dùng thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật không thể điều trị hoàn toàn các bệnh lý về cột sống cổ mà chỉ tạm thời giảm cơn đau. Vì vậy, việc hỏi ý kiến các chuyên gia là điều cần thiết để điều trị bệnh.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng thêm con lăn nhiệt Hecquyn, dụng cụ giúp chăm sóc sức khỏe cột sống và toàn thân, được Công ty TNHH Thiết bị Y tế 130 Quân đội nghiên cứu, phát triển, sử dụng rộng rãi trong cộng đồng.

Các bài tập cùng con lăn nhiệt Hecquyn giúp giãn cơ, cột sống một cách tự nhiên, làm giảm áp lực lên cột sống. Từ đó, các dây thần kinh được giải phóng khỏi sự chèn ép, cắt cơn đau, giúp phục hồi khả năng vận động. Đồng thời, các động tác duỗi, gập, xoay, nghiêng,… tác động đến cột sống, làm tăng tiết dịch khớp trong các khớp liên đốt. Hơn nữa, các bài tập cùng con lăn nhiệt Hecquyn còn làm giãn mạch máu, tăng lượng tuần hoàn, mang oxy và dưỡng chất nuôi vùng cột sống, làm chậm quá trình thoái hóa và hiệp đồng gia tăng hiệu quả điều trị bệnh cột sống.


Bài tập 1: Thực hiện động tác kéo giãn đốt sống cổ
- Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa, đặt con lăn ngang đỉnh đầu. Sau đó nâng đầu, di chuyển con lăn xuống gáy, lưng áp sát mặt sàn, hai bàn tay nắm chặt 2 đầu con lăn.
- Động tác thực hiện: Dùng lực hai tay kéo con lăn di chuyển lên trên để kéo giãn đốt sống cổ. Thực hiện 4 lần, mỗi lần 30 giây, giữa mỗi lần nghỉ 10 giây.

Bài tập 2: Thực hiện động tác mở góc khe gian đốt sống
- Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa, đặt con lăn ngang đỉnh đầu. Nâng đầu, di chuyển con lăn xuống bờ dưới xương bả vai, lưng áp sát mặt sàn, hai tay úp lên đầu.
- Động tác thực hiện: Hai tay ấn gập đầu để cằm áp chặt vào xương ức. Thực hiện thao tác 4 lần, mỗi lần 30 giây, giữa mỗi lần nghỉ 10 giây.

Bài tập 3: Day ngang vùng gáy
- Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa, đặt con con lăn nằm ngang dưới gáy, hai tay nắm hai đầu con lăn, hai chân duỗi thẳng.
- Động tác thực hiện: Từ đầu nghiêng đầu sang phải, sang trái, cố gắng nghiêng hết cỡ. Thực hiện trong vòng 2 phút.

Lời kết
Nhờ giải phẫu cột sống cổ, bạn đã biết cấu trúc, chức năng và các bệnh ở vị trí này. Nếu có những dấu hiệu trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để mau hồi phục và khỏe mạnh từ bên trong, bạn hãy sử dụng thêm con lăn nhiệt Hecquyn cùng các bài tập để giãn cột sống và giảm áp lực lên cột sống cổ nữa nhé!